Chế độ ăn uống cho người rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một thể bệnh xảy ra rất phổ biến trong cuộc sống, không chỉ ở những người có hệ tiêu hóa kém, hệ miễn dịch yếu mà còn diễn ra ở cả những người khỏe mạnh nhưng có chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh trong thời đại công nghiệp như hiện nay.

Tác hại của chứng rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một thuật ngữ để chỉ một nhóm gồm nhiều thể bệnh khác nhau liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn như kiết lỵ, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, đau bụng kéo dài, biếng ăn,… Tất cả các triệu chứng này đơn giản này tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây sự khó chịu và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, nếu kéo dài thì các triệu chứng này còn bị biến chứng và dẫn đến nhiều thể bệnh nguy hiểm khác như viêm đại tràng mãn, suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh chóng, rối loạn nước và chất điện giải (do tiêu chảy tái đi tái lại), thiếu máu,...


Chế độ ăn uống cho người rối loạn tiêu hóa
Y học đã chứng minh rằng với những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa thì nên ăn trứng luộc hoặc cá biến ít nhất 3 lần mỗi tuần. Ngoài ra, bên cạnh các bữa ăn chính thì nên bổ sung thêm sữa chua, khoai lang, chuối già, đồng thời ăn nhiều trái cây, đặc biệt là ổi. Bởi lẽ các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin và các chất chát giúp làm êm dịu đường ruột và giải quyết vấn đề rối loạn tiêu hóa nhanh chóng hơn.

Để bảo vệ cơ thể tránh mắc phải chứng bệnh khó chịu này, bạn nên chú trọng hơn việc nâng đỡ tổng trạng bằng cách chăm chút hơn chế độ ăn uống hằng ngày, nên cung cấp nhiều:
- Nước và chất điện giải, chủ yếu kalium là một chất cần thiết cho cơ thể nhưng lại dễ bị thất thoát do tiêu chảy kéo dài.
- Chất đạm giúp tái tạo niêm mạc đường ruột và tổng hợp kháng thể chống lại vi khuẩn, virut gây bệnh.
- Các hoạt chất sinh học thay thế tác dụng kháng viêm của các loại thuốc điều trị, để có thể giảm thiểu việc uống thuốc, từ đó giúp bảo vệ niêm mạch ruột, tránh tình trạng co thắt thái quá.



Đặc biệt, người bị rối loạn tiêu hóa nên nhớ:
- Uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng tối thiểu là 2,5-3 lít. Tuy nhiên không nên uống nhiều trong một lần mà chia nhỏ ra thành 6-8 lần để cơ thể lúc nào cũng được bổ sung đầy đủ nước. Đặc biệt tốt nếu uống nhiều nước vào buổi sáng trước khi ăn. Và nếu có thể bổ sung nước khoáng với hàm lượng kali và magiê cao thì càng tốt.
- Ăn nhiều các loại thịt trắng như thịt vịt, thịt gà, tốt hơn nữa thì bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như đậu phụ. Chúng có chứa chất vôi cần thiết giúp kích thích cơ thể tăng cường hoạt động chống dị ứng của tuyến thượng thận.
- Ăn trứng luộc hoặc cá biến ít nhất 3 lần mỗi tuần để bổ sung sinh tố D cùng các chất có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột.
- Ăn nhiều sữa chua, thay thế cho sữa tươi. Nên có 3 món sữa chua, khoai lang và chuối già trong chế độ ăn hằng ngày để bổ sung kalium và vitamin B6.
- Ăn vặt nhiều trái cây để bổ sung vitamin C có tác dụng điều trị các vết loét li ti trên niêm mạc ruột. Đặc biệt là ổi còn có thể cung cấp một loại chất chát làm êm dịu đường ruột.



Bổ sung thêm các sản phẩm thảo dược thiên nhiên
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày, người bệnh hay những người có hệ miễn dịch yếu còn có thể sử dụng bổ trợ các sản phẩm dược thảo với nhiều thành phần dưỡng chất và dược chất quý giá. Các sản phẩm này sẽ giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật, đồng thời giúp ổn định chức năng tiêu hóa và điều trị các triệu chứng khó chịu của rối loạn tiêu hóa.

Để tham khảo thêm về các loại thảo dược như nấm linh chi , nhân sâm Hàn Quốc , hồng sâm Hàn Quốc, đông trùng hạ thảo, yến sào Khánh Hòa, nhung hươu,…, bạn có thể truy cập tại đây:….
Hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0965 69 63 64  - +84 4 66 849 833 để được tư vấn miễn phí nhé!
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment